Nón lá Việt Nam biểu tượng đặc sắc của người Việt.
Khi nhắc tới Việt Nam là trong ấn tượng của người ta bất giác hiện lên hình ảnh chiếc nón nên thơ và tà áo dài phất phơ, đây chính là hình ảnh đặc thù rất Việt Nam về mặt trang phục. Chiếc nón và tà áo dài gắn liền dáng vóc thon thả của các thiếu nữ cũng đã trở thành phù hiệu mang tính tiêu chí về mặt thị giác đối với Việt Nam. Chẳng thế mà ai đó đã đặt cho Việt Nam cái tên gọi “Đất nước của những chiếc nón”.
Nón Việt Nam đã có bề dày lịch sử sâu đậm. Theo ghi chép thì ngay từ thế kỷ thứ XIII chiếc nón đã trở thành thứ vật trang sức làm đẹp cho cung tần mỹ nữ trong cung đình đời nhà Trần. Nhưng thời đó thì chiếc nón được tạo hình khá đơn sơ, đem lại cảm giác khá dày và nặng. Nón đã được cải tiến và không ngừng phát triển theo dòng chảy của lịch sử và ngày càng trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát và duyên dáng.
Xoay quanh chiếc nón đã để lại nhiều giai thoại, mà ấn tượng hơn cả là giai thoại về tình yêu. Chiếc nón Việt Nam gồm 16 đường vòng quanh vành nón, tại sao lại chỉ có 16 đường vòng? Tương truyền rằng các cô gái Việt Nam khi đã yêu một chàng trai nào đó thì sẽ tự tay đan nón để tặng và cùng chàng trai thưởng thức cảnh đêm trăng vằng vặc hôm 16 âm lịch.
Tại vùng đồng bằng Bắc Bộ có giống cây cọ, bởi do ánh nắng chiếu xạ trong thời gian dài mà ngả sang màu trắng bạc. Người ta thường dùng loại lá này làm vật liệu để đan nón. Trước hết, lá cọ được làm trắng và phơi khô, sau đó được đan xếp trên chiếc vành khuôn tre theo từng lớp một và cuối cùng hình thành chiếc nón.
Nón Việt Nam dồi dào về chủng loại, trong lịch sử thì người cao tuổi, trẻ em, quan chức và binh sĩ đã từng sử dụng những loại nón khác nhau, với các vùng thì chiếc nón cũng thể hiện những nét đặc sắc riêng độc đáo của mình. Tại vùng biên giới tỉnh Cao Bằng thì thịnh hành loại nón được sơn màu đỏ; người miền Trung thì sử dụng chiếc nón nhẹ nhàng được đan bằng loại lá cây già. Ấn tượng hơn cả là chiếc nón ở xứ Huế, tạo hình nhẹ nhàng tinh xảo, bên cạnh khâu chọn vật liệu cầu kỳ, những người thợ đan nón còn vẽ tranh hay đề thơ giữa các lớp lá cọ trên vành nón. Cầm chiếc nón soi qua ánh nắng hiện lên rõ nét những đồ họa và bài thơ đề trên đó, cảm nhận được cái tứ thơ độc đáo qua chiếc nón, chẳng thế mà chiếc nón cũng được đặt luôn cho tên gọi là “Nón bài thơ”.
Các cô gái Việt Nam yêu thích chiếc nón và coi đó như thứ đồ trang sức cho bản thân. Và chiếc nón cũng mang đượm giá trị thẩm mỹ đặc thù, thường thì các cô gái sẽ lựa chọn chiếc nón tùy theo khuôn mặt, gam màu trang phục để hình thành một cái đẹp hài hòa chỉnh thể cho mình, và ngay cả quai nón cũng hết sức cầu kỳ, thường sử dụng vật liệu lụa mềm mại khiến cho cả chiếc nón tăng thêm cảm giác nhẹ nhàng và đầy linh cảm.
Trong lĩnh vực nghệ thuật thì cùng với tà áo dài, chiếc nón cũng đã trở thành nội dung không thể thiếu được trong những buổi biểu diễn thời trang làm tăng thêm vẻ thùy mị thướt tha của các cô gái Việt Nam. Các nhà nghệ thuật Việt Nam cũng phát hiện và khai thác giá trị thẩm mỹ qua sự kết hợp giữa chiếc nón với tà áo dài để hình thành điểm nhấn về cái đẹp trên sân khấu, khéo léo kết hợp một cách nghệ thuật, sáng tác ra nhiều chương trình biểu diễn giành được sự ưa chuộng rộng rãi của khán giả, và cũng thể hiện tính cách và nét đẹp thùy mị kín đáo của người phụ nữ Việt Nam.
Theo đà chuyển dịch của thời gian và sự phát triển của xã hội, một phần lớn những chiếc nón Việt Nam đã từ vai trò đội nắng che mưa chuyển dịch thành thứ đồ trang trí mang giá trị thẩm mỹ nghệ thuật; bên cạnh đó, cũng bởi do chiếc nón mang dấu ấn đậm đà sắc thái Việt Nam mà cũng đã trở thành thứ đồ lưu niệm về mặt văn hóa được bè bạn quốc tế ưa chuộng. Chiếc nón giản dị, đơn sơ mà bao hàm nhiều giá trị về văn hóa lịch sử Việt Nam, có lẽ đây cũng là nguyên do quan trọng khiến cho nó vẫn được lưu tồn và không ngừng phát triển trong thời đại tôn sùng sự thực dụng như ngày nay.